Viêm bàng quang và viêm bàng quang cấp

Bệnh viêm bàng quang và bệnh viêm bàng quang cấp có điểm khác và giống nhau thế nào? Hãy tìm hiểu tông quan một số thông tin về bệnh dưới đây nhé

Khái niệm bệnh viêm bàng quang và viêm bàng quang cấp là gì?

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của viêm bàng quang. Phương pháp điều trị thường dùng đối với viêm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với viêm bàng quang do nguyên nhân khác thì phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh viêm bàng quang cấp:

Viêm bàng quang cấp chính là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là hội chứng bàng quang rõ ràng với các triệu chứng như tiểu buốt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi. Khi xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có bạch cầu và các vi khuẩn trong nước tiểu.

Bệnh viêm bàng quang cấp thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ/nam là 9/1. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh phụ thuộc vào thể lâm sàng mà bệnh nhân mắc phải là thể viêm bàng quang cấp thông thường hay viêm bàng quang cấp biến chứng.

Nguyên nhân bệnh Viêm bàng quang và nguyên nhân bệnh viêm bàng quang cấp:

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân viêm bàng quang bao gồm:

Viêm bàng quan do nhiễm vi khuẩn:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm bàng quang

• Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli)

• Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh

Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng bàng quang:

• Viêm bàng quang kẽ

• Do thuốc: các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide

• Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu

• Do đặt ống thông tiểu

• Do hóa chất: như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng

• Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống

Viêm bàng quang cấp:

Viêm bàng quang cấp tính do các loại vi khuẩn gây ra, cùng với đó là các yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Các loại vi khuẩn thường gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang cấp thường do các loại vi khuẩn gram (-) chiếm tới 90%, còn lại khoảng 10% là do các loại vi khuẩn gram (+) gây ra. Trong đó thường gặp nhất các loại vi khuẩn sau:

• Vi khuẩn Escherichia coli: chiếm khoảng 70 - 80%.

• Vi khuẩn Proteus mirabilis: chiếm khoảng 10 - 15%.

• Vi khuẩn Klebsiella: chiếm 5 - 10%.

• Vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus: chiếm khoảng 5 - 10%

• Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa: 1-2 %.

• Vi khuẩn Staphylococcus aureus: 1 - 2%.

Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp tính

Các yếu tố thuận lợi

• Bệnh phì đại lành tính hoặc u tiền liệt tuyến.

• Bệnh nhân có sỏi hoặc u bàng quang.

• Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo hoặc hẹp bao quy đầu.

• Bệnh nhân bị đái tháo đường.

• Phụ nữ đang có thai.

• Bệnh nhân đang đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc có can thiệp bàng quang, niệu đạo,...

Dấu hiệu viêm bàng quang, viêm bàng quang cấp là:

Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến là:

• Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

• Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít

• Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

• Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp

• Đau trằn bụng dưới

• Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng

• Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em

• Sốt nhẹ

Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang cấp

Các triệu chứng lâm sàng

Khi bị viêm bàng quang cấp tính, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện thường gặp sau đây:

• Bệnh nhân có hội chứng bàng quang rõ, gồm có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi.

• Bệnh nhân có thể bị đau nhẹ ở vùng trên khớp mu khi bàng quang căng. Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, thậm chí đau lan sang niệu đạo, âm hộ (với nữ giới). Cảm giác đau thường giảm hoặc hết sau khi đi tiểu xong.

• Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm, thậm chí có bệnh nhân tiểu không tự chủ hoặc són tiểu.

• Có khi các triệu chứng không điển hình. bệnh nhân có thể chỉ thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc bị tiểu dắt.

• Thông thường bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp tính không sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ C.

Cận lâm sàng

• Xét nghiệm nước tiểu thấy:

• Có tế bào bạch cầu trong nước tiểu: Bạch cầu niệu dương tính từ (++) đến (+++) (≥ 104 bạch cầu/ml). Tuy nhiên, những trường hợp khi soi trên kính hiển vi thấy có nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa trong mẫu nước tiểu tươi thì không cần đếm số lượng bạch cầu nữa.

• Nitrit niệu (+).

• Vi khuẩn niệu ≥ 105 vi khuẩn/ml với mẫu nước tiểu cấy. Tuy nhiên chỉ cấy nước tiểu khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường hoặc bệnh tái phát.

• Trong nước tiểu không có protein, trừ trường hợp bệnh nhân có tiểu máu hoặc tiểu mủ đại thể (nhìn thấy máu hoặc mủ trong nước tiểu bằng mắt thường).

• Siêu âm: trên hình ảnh siêu âm ổ bụng có thể thấy phần thành bàng quang dày hơn bình thường.

• Xét nghiệm máu: thường không cần phải làm xét nghiệm này. Số lượng bạch cầu trong máu thường không cao.

Viêm bàng quang và viêm bàng quang cấp nguy hiểm như thế nào?

Viêm bàng quang nguy hiểm hay không?

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng bàng quang hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại, nếu không được điều trị nhiễm trùng có thể nặng hơn và gây ra biến chứng như:

• Nhiễm trùng thận. Khi vi khuẩn lan đến thận có thể gây viêm nhiễm tại cơ quan này, dẫn đến viêm đài bể thận. Nhiễm trùng ở thận có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.

• Có máu trong nước tiểu. Đôi khi, các tế bào máu trong nước tiểu chỉ có thể được phát hiện qua quan sát dưới kính hiển vi (máu vi thể) và cần phải điều trị sớm. Một vài trường hợp bạn có thể nhìn thấy được máu xuất hiện trong nước tiểu nhưng thường xảy ra khi bị viêm do bức xạ (xạ trị), hiếm gặp ở trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn.

Viêm bàng quang cấp nguy hiểm ra sao?

Bệnh viêm bàng quang cấp tính gây ra nhiều tác hại

Bệnh viêm bàng quang cấp tính gây ra nhiều tác hại cho bệnh nhân như là:

• Đầu tiên, nó làm cho bệnh nhân lo lắng, buồn phiền, thậm chí có thể khiến cho bệnh nhân hoang mang, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt là với các bạn nam nữ mới lập gia đình, hay người cao tuổi, nhất là khi bị đau, rát và đi tiểu ra máu.

• Nếu không phát hiện bệnh sớm hoặc bệnh nhân vì ngại mà không đi khám sớm, bệnh sẽ chuyển thành viêm bàng quang mạn tính. Khi này các triệu chứng sẽ xuất hiện liên tục dai dẳng, gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

• Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng viêm ngược dòng lên thận gây viêm thận (viêm bể thận) và xấu nhất là gây suy thận.

• Bệnh viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

Như vậy có thể thấy bệnh viêm bàng quang cấp tính sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm bàng quang và bệnh viêm bàng quang cấp:

Viêm bàng quang

Chẩn đoán

• Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:

• Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh, máu và/hoặc mủ trong nước tiểu

• Soi bàng quang

• Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT scanner)

Điều trị

Cách chữa viêm bàng quang tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn:

Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm bàng quang gây ra bởi vi khuẩn. Những thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang là: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

• Nhiễm lần đầu: người bệnh cần dùng kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày

• Nhiễm trùng tái phát: người bệnh có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn (15-20 ngày)

• Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc

• Đối với phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.

Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang

• Viêm bàng quang do hóa chất: tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát

• Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang

• Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác: điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

Điều trị hỗ trợ

• Dùng khăn hay túi chườm nóng vùng bụng có thể giúp giảm cảm giác căng tức hoặc đau bàng quang.

• Uống nhiều nước

• Tránh uống cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.

Bệnh viêm bàng quang cấp

Đối với viêm bàng quang cấp thông thường:

• Thường có tiên lượng tốt, bệnh thường khỏi hoàn toàn sau một liệu trình kháng sinh ngắn, phù hợp.

• Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có khả năng đi ngược dòng lên niệu quản, bể thận và thận gây viêm bể thận, viêm thận cấp, đây là một tình trạng cấp cứu nội khoa.

• Nếu bệnh tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm, cần phải điều trị dự phòng.

• Khi bệnh nhân bị viêm kéo dài hoặc bệnh hay tái phát sẽ để lại nhiều sẹo xơ sẽ được chẩn đoán là viêm bàng quang mạn tính.

Đối với thể viêm bàng quang cấp biến chứng có yếu tố thuận lợi thì tiên lượng sẽ dè dặt hơn. Cùng với việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, cần phải điều trị loại bỏ các yếu tố thuận lợi nếu có thể. Đồng thời, liệu trình sử dụng kháng sinh trong trường hợp này cũng phải kéo dài trong nhiều ngày hơn.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải uống đủ nước, lượng nước tiểu ít nhất phải trên 1,5l/24h. Đồng thời, người bệnh cũng không được nhịn tiểu quá 6 giờ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị hiệu quả cũng như dự phòng nhiễm khuẩn.

Khi có các biểu hiện của bệnh, bệnh nhân cần đi khám ngay, để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn thuốc kháng sinh cũng như phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được phát hiện, điều trị kịp thời cũng như điều trị dứt điểm. Phòng khám đa khoa Hồng Phúc

• Viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên

• Viêm thận lan xuống

• Từ đường máu: do du khuẩn huyết (E.coli) hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra

Đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh Viêm bàng quang cao?

• Viêm bàng quang rất phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Hơn 50% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang. Một khi đã bị bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm bệnh là rất cao. Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, do đó vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.

• Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở nam giới, nguy cơ bị viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm:

• Giới tính: viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới

• Tuổi tác: nguy cơ bị viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi

• Bất động lâu ngày

• Quan hệ tình dục không an toàn

• Đang trong thời kỳ mang thai

• Đang mãn kinh

• Có sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản

• Phì đại tiền liệt tuyến

• Bị bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư

• Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài

• Do vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm

Cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang

• Uống đủ lượng nước hàng ngày

• Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn

• Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu đối với nữ giới

• Tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt

• Tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối

• Mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton và nên thay quần lót mỗi ngày

• Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh

• Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng

• Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

• Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm với người bị bệnh bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm, ...

• Điều trị tích cực bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tuyến tiền liệt

• Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng

• Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng

Website: https://phongkhamnamkhoa-bien-hoa.webflow.io/